Quốc gia hetman Cossack
Quốc gia hetman Cossack

Quốc gia hetman Cossack

Quốc gia hetman Cossack[nb 1] (tiếng Ukraina: Гетьманщина, chuyển tự Hetmanshchyna; tiếng Ba Lan: Hetmanat, Hetmańszczyzna, hay Nhà nước Cossack), tên chính thức là Quân đoàn Zaporizhia (tiếng Ukraina: Військо Запорозьке, chuyển tự Viisko Zaporozke; tiếng Latinh: Exercitus Zaporoviensis),[4] là một nhà nước của người Cossack[4] nằm tại Trung Ukraina.[5][6][7] Nhà nước này tồn tại từ năm 1648 đến năm 1764, nhưng hệ thống hành chính-tư pháp tồn tại đến năm 1782.Trong Khởi nghĩa Khmelnytsky từ năm 1648 đến năm 1657 trên các lãnh thổ tại phần phía đông của Ba Lan–Litva, Quốc gia hetman được thành lập bởi Hetman Bohdan Khmelnytsky của Quân đoàn Zaporizhia. Quốc gia này thiết lập quan hệ chư hầu với nước Nga Sa hoàng theo Hiệp định Pereyaslav năm 1654; sự kiện này được nhìn nhận là một điểm mốc trong thuật chép sử Liên Xô, UkrainaNga. Hội đồng Pereyaslav năm 1659 hạn chế hơn nữa tính độc lập của quốc gia hetman.[8][9][10] Hiệp định Andrusovo năm 1667 lập ra biên giới giữa Ba Lan và Nga, chia quốc gia hetman thành hai nửa dọc sông Dnepr (Dnipro) và đặt Sich Zaporozhia dưới quyền cai trị chung chính thức của Nga-Ba Lan.Sau một nỗ lực thất bại của Ivan Mazepa nhằm phá vỡ liên minh với Nga vào năm 1708, toàn bộ khu vực được đưa vào trong tỉnh Kyiv,[11] và quyền tự trị của người Cossack bị hạn chế nghiêm trọng. Yekaterina II của Nga chính thức bãi bỏ thể chế hetman vào năm 1764, và từ năm 1764 đến năm 1781 quốc gia hetman được hợp nhất thành tỉnh Tiểu Nga đứng đầu là Pyotr Rumyantsev, và tàn dư cuối cùng của hệ thống hành chính quốc gia hetman bị bãi bỏ vào năm 1781.

Quốc gia hetman Cossack

Hetman  
• Chức vụ hetman bị bãi bỏ tại Ba Lan 1686
• Chức vụ hetman bị bãi bỏ tại Nga 21 (10) tháng 11 1764
Ngôn ngữ thông dụng Ruthenia (Ukraina cổ), Nga, Ba Lan, Romania
Hiện nay là một phần của Ukraina
Nga
Moldova
Belarus
Thủ đô Chyhyryna (1648–1676)
Baturynb (1663–1708)
Hlukhivc (1708–1764)
Tôn giáo chính Chính thống giáo Đông phương
Chính phủ Chế độ quân chủ Cossack quân chính
• 1750–1764 (cuối cùng) Kirill Razumovsky
• Hiệp định Andrusovo 1667
• Các điều khoản Kolomak 1687
• 1648–1657 (đầu tiên) Bohdan Khmelnytsky
• Hiệp định Zboriv 18 (8) tháng 8 1648
Vị thế Chư hầu của Đế quốc Ottoman (1655–1657)[1]
(1669–1685)[2][3]
Xứ bảo hộ của nước Nga Sa hoàngĐế quốc Nga (từ 1654)
Cùng tồn tại với tỉnh Kiev (1708–1764)
Lập pháp Hội đồng Cossack toàn thể
Hội đồng sĩ quan
• Hiệp định Pereyaslav 1654
• Hiệp định Bila Tserkva 1651
Lịch sử  

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quốc gia hetman Cossack http://www.encyclopediaofukraine.com/display.asp?l... http://history.org.ua/JournALL/journal/1991/4/3.pd... https://www.worldcat.org/issn/0130-5247 http://litopys.org.ua/salto/salt04.htm https://web.archive.org/web/20160120132653/http://... http://www.runivers.ru/bookreader/book479242 http://constitution.garant.ru/history/act1600-1918... http://www.encyclopediaofukraine.com/display.asp?l... http://www.encyclopediaofukraine.com/display.asp?l... https://gazeta.ua/articles/history/_znajshli-350ri...